Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015

Nguy cơ khi công an cầm “thượng phương bảo kiếm“


--Đòi nợ không được, Thượng úy Công an đá chết đồng nghiệp
19:08 | 25/04/2015-

(PetroTimes) - Ngày 25/4, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt bị cáo Chu Ngọc Linh (nguyên Thượng úy Công an phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm) mức án 12 năm tù về tội cố ý gây thương tích.
Khoảng 16h20 ngày 15/7/2014, Chu Ngọc Linh đi xe máy đến Công an phường Đức Thắng (quận Bắc Từ Liêm) để gặp anh Nguyễn Xuân Biên (Thượng úy Công an phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm) đòi nợ. Lúc này trong phòng nghỉ tập thể của Công an phường Đức Thắng ngoài anh Nguyễn Xuân Biên, còn có ba cán bộ công an phường là Vương Xuân Trí, Nguyễn Đình Chiểu và Đỗ Tuấn Anh.
Thấy anh Nguyễn Xuân Biên đang ngồi ở ghế ăn cơm, Chu Ngọc Linh đứng trước mặt nói: “Đưa em tiền để em đưa nó, hơn 5h nó gọi em rồi”. Nghe vậy, anh Nguyễn Xuân Biên phẩy tay nói: “Đi ra”.
Bị cáo Chu Ngọc Linh.
Anh Biên vừa dứt lời, Chu Ngọc Linh dùng chân phải đá mạnh một cái trúng cổ đồng nghiệp, làm nạn nhân ngửa ra phía sau, lưng dựa vào thành ghế. Thấy vậy, một số cán bộ Công an phường Đức Thắng lao vào can ngăn, đẩy Chu Ngọc Linh ra ngoài.
Thấy anh Biên mặt tím tái, người lịm đi, gọi không phản ứng nên đưa nạn nhân đi cấp cứu tại Bệnh viện Nam Thăng Long. Nạn nhân sau đó được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai để tiếp tục cấp cứu. Đến 20h30 ngày 16/7/2014, anh Nguyễn Xuân Biên tử vong.
Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, nguyên nhân chết là do chảy máu não, phù não tụt hạnh nhân tiểu não do chấn thương sọ não kín, trên người có nồng độ rượu trong máu. Cơ thể hình thành thương tích vùng đầu do vật tày tác động gây ra.
Ngày 9/2/2015, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã đưa vụ án cố ý gây thương tích này ra xét xử. Tuy nhiên, HĐXX trả hồ sơ để cơ quan điều tra làm rõ động cơ và mục đích của cú đá mà Chu Ngọc Linh gây ra. Đồng thời yêu cầu Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố cho thực nghiệm điều tra để có đủ cơ sở xác định tội danh đối với bị cáo.
Sau đó, Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội đã có công văn phúc đáp cho rằng, anh Nguyễn Xuân Biên nợ tiền bị cáo Chu Ngọc Linh và hành vi gây án là do bột phát, không nhằm tước đi tính mạng của nạn nhân.
Tại phiên tòa lần thứ hai này, đại diện gia đình bị hại cho rằng, bị cáo được đào tạo nghiệp vụ võ thuật bài bản nên có cú đá hiểm hóc gây chết người ngay tức khắc. Yêu cầu HĐXX trả hồ sơ, truy tố bị cáo tội giết người và gây rối trật tự công cộng. Tuy nhiên, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố giữ quyền công tố tại toà đã bác bỏ quan điểm trên.
Cũng như lần xét xử trước, phía gia đình nạn nhân đòi bồi thường số tiền hơn 1 tỉ đồng gồm tiền tổn thất tinh thần, nuôi dưỡng hai cháu nhỏ đến khi đủ 18 tuổi. Tuy nhiên, sau khi xem xét, HĐXX chỉ buộc bị cáo phải khắc phục số tiền 170 triệu đồng, cấp dưỡng nuôi hai con nhỏ của nạn nhân 1 triệu đồng mỗi tháng đến khi 18 tuổi.
T.Minh (Năng lượng Mới)



Đá chết đồng nghiệp, cựu cảnh sát lĩnh án 12 năm
VietNamNet
... - Trước tòa, phía nạn nhân tiếp tục đòi bồi thường số tiền hơn 1 tỷ đồng gồm tiền tổn thất tinh thần, nuôi dưỡng hai cháu nhỏ đến khi đủ 18 tuổi. Ngày 25/4, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Chu Ngọc Linh ((SN 1988, ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội), nguyên ...
Thượng sĩ CA nhận 12 năm tù vì đá chết đồng nghiệpBáo Đất Việt
Đá chết đồng nghiệp công an ngay tại trụ sởTiền Phong Online
Thượng sĩ công an đá chết đồng nghiệp tại trụ sởVNExpress
Tin Mới -Đài Tiếng Nói Việt Nam -Soha (sự đăng ký)



-Nguy cơ khi công an cầm “thượng phương bảo kiếm“
Khi anh cầm khẩu súng trong tay, nghĩa là anh đang mang nặng một trách nhiệm trên tay để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ công lý, bảo vệ người dân lương thiện. Anh không bao giờ được phép nghĩ rằng mình có quyền lực, có súng ống trong tay rồi muốn bắn ai thì bắn.
Nghị định 208 của Chính phủ vừa ban hành ngày 17.12 quy định về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý những hành vi chống người thi hành công vụ. Theo đó, người thi hành công vụ được “rộng tay” hơn khi nghị định cho phép được quyền nổ súng vào các đối tượng chống đối, cố tình không chấp hành hiệu lệnh…
Nhìn dưới góc độ trấn áp tội phạm thì đây sẽ là động thái mạnh của chính quyền khi tuyên chiến với những kẻ côn đồ, những tổ chức tội phạm… để chúng phải chờn tay.
Nghị định 208 không nêu rõ các biện pháp chế tài đi kèm khi “nổ súng sai mục đích” khiến dư luận không khỏi băn khoăn
Nhưng ở đời cái gì cũng có hai mặt của nó. Khi anh có súng trong tay mà lạm quyền, vi phạm pháp luật thì đương nhiên, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, hành chính hoặc xử lý hình sự. Việc nghị định không nêu rõ các biện pháp chế tài đi kèm khi “nổ súng sai mục đích” khiến dư luận không khỏi băn khoăn.
Người thi hành công vụ có nhiều loại, nhưng gói gọn lại gần như chủ yếu chỉ có hai đối tượng được phép sử dụng súng và có quyền nổ súng, đó là lực lượng quân đội và công an. 
Đương nhiên không phải tất cả ai trong hai lực lượng này cũng có súng và có quyền đem theo súng khi thi hành nhiệm vụ. Thế nhưng không ai học hết được chữ ngờ, nhất là những lúc nóng giận, không kiềm chế được mình, rất dễ khiến người được cấp súng bắn... bậy.
Khi nhà nước giao cho anh một khẩu súng trong tay, anh phải nhớ rằng anh đang thực hiện một sứ mệnh cao cả là bảo vệ lẽ phải, bảo vệ công lý, bảo vệ người dân lương thiện và trách nhiệm đó phải luôn nặng trĩu trên cánh tay của mình. Đừng bao giờ nghĩ rằng mình có khẩu súng trong tay là mình đã “đứng trên thiên hạ, đứng trên pháp luật”. Bởi khi anh sử dụng súng không đúng quy định, không đúng mục đích thì ranh giới giữa người bảo vệ pháp luật và kẻ vi phạm pháp luật là sợi chỉ rất mong manh.
Nói như vậy không phải là võ đoán, bởi thực tế đã xảy ra nhiều vụ công an, bộ đội bắn bậy. Hẳn dư luận vẫn còn nhớ cách đây gần bốn năm, vụ dùng súng bắt cóc con tin đã gây rúng động cả nước mà đối tượng gây án lại là Nguyễn Văn Minh, giữ cấp bậc trung sĩ, Tiểu đội trưởng thuộc Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 19, Sư đoàn 968 (đóng quân ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị).
Nạn nhân là một cô gái vô tình bị đối tượng này dùng súng bắt cóc đưa vào nhà nghỉ Như Phước tại tổ 6, phường An Tây, TP Huế. Trước đó, Minh đã lấy cắp súng đạn của đơn vị và vào Huế tìm đến nhà bạn gái vì bực tức do bị trả lễ dạm hỏi.
Sau 12 giờ cân não, cuộc giải cứu con tin đã thành công, rất may không có thiệt hại về người. Minh bị khởi tố với ba tội danh: chiếm đoạt vũ khí quân dụng, sử dụng vũ khí quân dụng trái phép và bắt giữ người trái pháp luật.
Trường hợp lạm quyền khi sử dụng súng của thượng sĩ công an dưới đây làm dư luận còn đau lòng hơn vì một mạng người đã ra đi không bao giờ trở lại. Đó là lúc 16 giờ ngày 10.12.2012, lực lượng Công an huyện Yên Thế (Bắc Giang) tổ chức phá trường gà. Trong quá trình khám xét, một trong 30 người bị bắt giữ đã sợ hãi bỏ chạy.
Trong khi truy đuổi, thượng sĩ Nguyễn Duy Tùng đã dùng súng quân dụng K54 bắn chỉ thiên nhưng không hiểu sao viên đạn đã găm trúng vai trái của người này. Tuy được đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên người này đã tử vong. Ngày 13.12.2012, Cơ quan Điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Tùng để xử lý về hành vi làm chết người trong khi thi hành công vụ, khung hình phạt từ 2-7 năm tù.
Khẩu súng nằm trong tay “kẻ bất lương đội lốt người thi hành công vụ” mà không có cơ chế kiểm soát chặt chẽ thì hậu quả sẽ khôn lường.
Tất nhiên, đây chỉ là hai trường hợp cá biệt về sử dụng, nổ súng sai mục đích và đã bị pháp luật trừng phạt. Thế nhưng một mạng người đã oan uổng ra đi thì lấy gì bù đắp nổi? Cô gái và gia đình cô ta chắc suốt đời này sẽ bị một vết thương tâm lý dày vò trong lòng thì ai sẽ bồi thường? Rồi chưa kể xã hội hoang mang, bất ổn khi không biết mình sẽ bị “văng đạn” bất cứ lúc nào.
Ngày xưa, câu chuyện Bao Công dù được hoàng đế trao “thượng phương bảo kiếm” có quyền "chém trước, tâu sau", nhưng với ý thức thượng tôn pháp luật, ông luôn hạn chế đến mức thấp nhất những lần “rút kiếm”. Mà đã “rút kiếm ra xử” thì luôn luôn phải đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. 
Khẩu súng cũng vậy, nó chỉ là vật vô tri, nếu ở trong tay người có lương tri, nó sẽ được sử dụng đúng mục đích để trấn áp tội phạm. Nhưng nếu nó nằm trong tay “kẻ bất lương đội lốt người thi hành công vụ” mà không có cơ chế kiểm soát chặt chẽ thì hậu quả sẽ khôn lường.
Trọng Mạnh
Nguy cơ khi công an cầm “thượng phương bảo kiếm“(Ảnh: Vụ một bộ đội bắt cóc con tin tại Huế chiều tối ngày 16.1.1010 đã từng gây rúng động dư luận một thời)
-10 vụ công an bắn dân
Chiều 18.12, một thanh niên không chấp hành hiệu lệnh mà còn chống người thi hành công vụ đã bị cảnh sát khu vực Phạm Tiến Hùng (Công an phường Tam Bình, quận Thủ Đức, TP.HCM) bắn đạn cảnh cáo xuống nền xi măng, không may văng lên đầu gối gây thương tích. Đây chỉ là một trong nhiều vụ cảnh sát bắn dân trong thời gian qua.
Chống đối quá khích, không tuân thủ hiệu lệnh công an có thể bị bắn
Tất nhiên, khi bị côn đồ tấn công hoặc trong lúc đang thực thi nhiệm vụ bị đối tượng hung hãn có vũ khí trong tay tấn công lại, ra hiệu lệnh đứng lại nhưng vẫn cố tình bỏ chạy, phương tiện xe máy đang điều khiển nguy hiểm cho người khác… thì việc công an nổ súng tấn công là đúng. Tuy nhiên, việc bắn vào vị trí nào trên người của đối tượng vẫn còn phải bàn. Ở đây, chúng tôi chỉ xem xét khía cạnh hoàn cảnh cho phép công an nổ súng.
1.    Do có mâu thuẫn với anh Kh. trong việc làm tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức ở phường Tam Bình (quận Thủ Đức, TP.HCM) chiều 18.12, sau khi nhậu xong, Nguyễn Mạnh Cương rủ Trương Minh Hoàng (tự Bờm) đi chém anh Kh. Bờm chở Cương mang theo mã tấu đến nhà, dùng mã tấu chém vào cửa sắt, khiến anh Kh. không dám ra ngoài nói chuyện mà điện thoại báo cảnh sát khu vực.
Nhận tin báo, cảnh sát khu vực Phạm Tiến Hùng cùng ba công an mặc đồ cảnh sát mau chóng xuống giải quyết vụ việc. Cương không chấp hành mà cầm mã tấu xăm xăm bước đến chỗ ông Hùng. Thấy đối tượng say rượu, không chấp hành hiệu lệnh, người cảnh sát khu vực đã rút súng bắn hai phát chỉ thiên cảnh cáo nhưng Cương vẫn cầm dao xông đến tấn công. Ông Hùng liền lùi lại bắn xuống đất trước mặt thì viên đạn văng ngược trúng đầu gối anh Cương.
2.    Ngày 16.7.2013, trong khi đang làm nhiệm vụ, đại úy Trần Ngọc Hoàng (Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Thanh Hóa) phát hiện một người vừa chạy vừa lạng lách, đánh võng trên đường và đã va quệt vào xe máy của hai mẹ con đi cùng chiều làm họ loạng choạng ngã.
Sau khi nghe những lời chửi bới và thách thức, đại úy Hoàng quyết định nhằm vào chiếc xe máy để nổ súng nhưng đạn trúng mặt nạn nhân.
Sợ người này sẽ còn gây tai nạn cho người khác đang tham gia giao thông, đại úy Hoàng nổ súng để cảnh cáo anh ta. Trước khi nổ súng, anh Hoàng đã bắn ba phát chỉ thiên. Tuy nhiên, người này không dừng mà còn quay đầu lại chửi. Sau khi nghe những lời chửi bới và thách thức, đại úy Hoàng quyết định nhằm vào chiếc xe máy để nổ súng nhưng đạn trúng mặt nạn nhân.
3.    Chiều 19.6.2013, anh Nguyễn Đoàn Minh Điền (TP Biên Hòa, Đồng Nai) chạy xe máy không đội mũ bảo hiểm nên bị tổ an toàn giao thông dừng xe kiểm tra. Điền không dừng xe mà rồ ga bỏ chạy về nhà. Đến tối cùng ngày, Điền lại chạy xe nẹt pô nên bị tổ công tác truy đuổi. Lúc này, một người đàn ông tên Nhất ra cản trở liền bị tổ công tác còng tay.
Thấy ông Nhất bị còng, cha của Điền (là ông Dũng) xông đến cự cãi tổ công tác. Tổ công tác nổ súng cảnh cáo nhưng ông Dũng vẫn lao tới. Một thành viên trong tổ đã bắn một phát đạn cao su trúng ngực ông Dũng. 
4.    Đêm 30.4.2013, một nhóm người đến ngã tư Sông Ray thuộc xã Sông Ray (huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai) để nhậu. Tàn cuộc nhậu, nhóm này xảy ra mâu thuẫn và xô xát với một nhóm thanh niên khác.
Nhận được tin báo của người dân, lực lượng công an xã Sông Ray đã có mặt để can thiệp. Khi thấy sự xuất hiện của công an, cả hai nhóm đã bỏ chạy. Riêng có một người bị một công an viên dùng súng bắn đạn cao su vào đầu gây thương tích.
5.    Sáng 20.9.2012, lực lượng bảo vệ thi công tuyến đường ô tô liên xã ở xã Mỹ Hòa (huyện Bình Minh, Vĩnh Long) đã có xô xát với dân làm ba người dân bị thương vì trúng đạn.
Do bị một số người dân cầm dao dồn vào gốc bưởi và bị đánh túi bụi, công an viên Nguyễn Văn Tâm đã rút súng bắn đạn cao su bắn vào những người tấn công để tự vệ và thoát thân. Hậu quả làm ba phụ nữ bị trúng đạn cao su phải nhập viện điều trị ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long.
Giao súng cho công an không phải để bắn bậy
Còn đây là những ví dụ minh họa việc người thi hành công vụ đã bắn sai, bắn nhầm đối tượng khiến họ bị kỷ luật, thậm chí bị xử lý hình sự. Chưa nói có trường hợp vì mâu thuẫn cá nhân, các cảnh sát giao thông Trạm Suối Tre (Đồng Nai) đã nổ súng vào nhau. 
1.    Lúc 16 giờ ngày 10.12.2012, lực lượng Công an huyện Yên Thế (Bắc Giang) tổ chức bắt một trường gà. Trong quá trình khám xét, ông Bùi Văn Lợi, một trong 30 người bị bắt giữ đã bất ngờ bỏ chạy. Trong khi truy đuổi, thượng sĩ Nguyễn Duy Tùng đã dùng súng quân dụng K54 bắn chỉ thiên nhưng không hiểu sao viên đạn đã găm trúng vai trái của ông Lợi.
Ông Lợi được đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên đã tử vong. Ngày 13.12.2012, cơ quan điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam thượng sĩ Tùng để xử lý về hành vi làm chết người trong khi thi hành công vụ theo Điều 97 Bộ luật Hình sự.
Giao súng để làm nhiệm vụ, bảo vệ tài sản, tính mạng của mình và người khác chứ không phải để làm bậy
2.    Tại Trạm cảnh sát giao thông Suối Tre (Đồng Nai), chiều ngày 22.9.2013 xảy ra một vụ gây xôn xao dư luận. Các cán bộ cảnh sát giao thông dùng súng bắn lẫn nhau khiến thiếu tá Trần Ngọc Sơn tử vong. Khẩu súng K59 thu tại hiện trường đã hết đạn, trong bảy đầu đạn thu giữ có một đầu đạn dính vào người thiếu tá Sơn.
Trả lời báo chí, thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) khẳng định: “Giao súng để làm nhiệm vụ, bảo vệ tài sản, tính mạng của mình và người khác chứ không phải để làm bậy”.
3.    Khoảng 20 giờ ngày 28.10.2013, Phó trưởng công an xã An Tiến (huyện An Lão, Hải Phòng) tên Bùi Xuân Hải tìm đến nhà người yêu để rủ chị này đi ăn ốc. Không biết lý do tại sao đến nhà người yêu mà anh này lại đem theo súng và để súng ở đầu giường. Một lúc sau đã xảy ra vụ nổ súng trúng mặt người yêu của ông Hải làm cô này phải đi cấp cứu. 
4.    Khoảng 20 giờ ngày 29.2.2012, bốn người hàng xóm đến một quán uống nước và đánh bài, trong khi chủ quán đang xem tivi. Ông Cao Đình Sâm, Trưởng công an xã Long Hà (huyện Bù Gia Mập, Bình Phước) cùng một số công an viên bất ngờ ập vào quán kiểm tra, bắt quả tang vụ đánh bạc, thu giữ gần 200.000 đồng.
Khi công an mời một người không liên quan đến vụ đánh bạc vào làm việc, chủ quán đứng ra ngăn cản. Trưởng công an xã rút súng ngắn bắn liên tiếp vào cổ và vai khiến ông này bị thương.
5.    Ngày 20.1.2008, trong quá trình truy bắt một đối tượng cướp giật trên địa bàn, các trinh sát Công an huyện Củ Chi (TP.HCM) đã ập vào nhà dân và bắn nhầm người.
Người nhà của anh Ngô Tùng Nam cho biết khi đó anh Nam đang nằm ở nhà xem tivi thì có ba người đàn ông lạ mặt đi vào. Thấy anh Nam nằm ở góc nhà, ba người này xông vào bắt. Chưa kịp hiểu ra điều gì nên anh Nam vụt bỏ chạy ra phía sau vườn, ngay lập tức một trong ba người này nổ súng trúng đùi trái khiến anh Nam ngã gục.
Công an huyện Củ Chi xác nhận: “ba vị khách không mời” trên chính là ba trinh sát đang theo đuổi một vụ cướp giật vừa xảy ra trên địa bàn. Trong quá trình truy bắt tội phạm, họ đã bắn và bắt nhầm người. “Có thể khi các trinh sát xông vào bắt, Nam quá sợ nên đã bỏ chạy khiến các trinh sát bị nhầm lẫn”, công an huyện cho biết. 
Trọng Mạnh tổng hợp
10 vụ công an bắn dân(Ảnh: Trạm Cảnh sát giao thông Suối Tre, nơi xảy ra chuyện các cảnh sát mâu thuẫn bắn nhau)

TLQ: -- “Cát tặc” nổ súng bắn dân, náo loạn vùng quê

-Tiếng gọi từ cái chết: Thái Bình đến Đà Nẵng: Treo cổ tự vẫn vì nhà nước lờ tiền đền bù đất
Vụ bắn người bị còng tay: Khởi tố người bị bắn
Cho thôi việc Trưởng công an xã xả súng vào dân
Khởi tố nguyên đại úy bắn chết Phó trạm CSGT Suối Tre
Quảng Ninh: Cảnh sát phải nổ súng tại phiên tòa
--Cảnh sát đặc nhiệm TPHCM 'bắn gục dân'
--Vĩnh Long: Thông tin mới vụ bắn 3 người đòi đền bù đất

- Bắt giam cảnh sát bắn chết con bạc (VTC). – Khởi tố Thượng sĩ công an bắn chết người khi phá sới bạc (DT).

- Nguyên thượng sỹ công an bị khởi tố, bắt tạm giam 3 tháng (TP).- Bắt tạm giam công an nổ súng làm chết người đánh bạc (NLĐ).
(NLĐO)- Nguyên thượng sĩ Công an huyện Yên Thế - Bắc Giang Nguyễn Duy Tùng, người nổ súng làm chết 1 con bạc trong quá trình truy bắt, đã bị khởi tố, bắt tạm giam 3 tháng để điều tra về hành vi làm chết người trong khi thi hành công vụ.


Hình ảnh ông Bùi Văn Lợi tử vong trong tư thế bị còng tay - Ảnh do gia đình cung cấp

Chiều 14- 12, Đại tá Nguyễn Văn Chức, Chánh Văn phòng Công an tỉnh Bắc Giang, cho biết Cơ quan Cảnh sát Điều tra công an tỉnh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 tháng đối với Nguyễn Duy Tùng (SN 1989, nguyên thượng sĩ Công an huyện Yên Thế), để điều tra về hành vi làm chết người trong khi thi hành công vụ theo Điều 97 Bộ Luật Hình sự.

Như Báo Người Lao động đã đưa, vào khoảng 16 giờ ngày 10-12, tại khu vực phố Gia Lâm, thị trấn Bố Hạ, huyện Yên Thế, lực lượng công an huyện ập vào nhà ông Nguyễn Tiến Đức (SN 1971, ở phố Thống Nhất, thị trấn Bố Hạ) bắt quả tang vụ đánh bạc dưới hình thức chọi gà. Lúc này, tại đây có khoảng 30 người đang tụ tập xem gà chọi và có hành vi đánh bạc.
Thấy lực lượng công an tới, ông Bùi Văn Lợi (SN 1967, ở phố Gia Lâm, thị trấn Bố Hạ) đã vùng bỏ chạy và bị một công an mặc thường phục đuổi theo. Ngay sau đó, một tiếng súng nổ vang rồi ông Lợi được đưa lên bờ trong tư thế tay bị còng phía sau lưng và người đầy máu. Ông Lợi được đưa đi cấp cứu song đã tử vong do vết thương quá nặng.
Người được xác định đã nổ súng là thượng sĩ Nguyễn Duy Tùng. Theo Đại tá Chức, thượng sĩ Tùng đã dùng súng quân dụng K54 để bắn chỉ thiên. Tuy nhiên, khẩu súng K54 của thượng sĩ Tùng bị cướp cò nên bắn trúng vai trái của ông Lợi.
Liên quan đến hình ảnh do người nhà ông Lợi cung cấp về việc ông này vẫn bị còng số 8 khoá 2 tay ra phía sau lưng vào thời điểm sắp mổ tử thi để khám nghiệm, Đại tá Chức cho biết công an không hề khóa tay ông Lợi trước và sau khi ông bị trúng đạn.
Theo Đại tá Chức, sau khi ông Lợi tử vong, gia đình đã gây sức ép yêu cầu công an khóa còng lại rồi mới cho mổ tử thi. Để giảm căng thẳng, công an đã thực hiện theo yêu cầu của gia đình nhưng người nhà lại chụp ảnh gửi cho báo chí.

Điều 97. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ

1. Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội làm chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

- Phút giây chứng kiến chồng nằm chết với đôi tay bị còng (Infonet/Zing).
Khi đến nơi, bà Lệ thấy chồng nằm bất tỉnh trên một tấm bạt và không hề thấy bóng dáng lực lượng công an.

Bà Vũ Thị Lệ và chị Bùi Thu Trang đau đớn trước cái chết của ông Lợi

3 ngày sau khi xảy ra sự việc công an huyện Yên Thế bắt sới gà khiến ông Bùi Văn Lợi (SN 1967, ở phố Gia Lâm, Bố Hạ, Yên Thế, Bắc Giang) tử vong do bị bắn, không khí tang thương kèm theo nỗi bức xúc của những người thân vẫn chưa hề nguôi ngoai.
Vận trên người tấm áo xô, khăn tang, bà Vũ Thị Lệ (SN 1969) vợ của ông Lợi chan chứa nước mắt kể lại: “Vào khoảng 14h hôm xảy ra sự việc (ngày 10/12), chồng tôi bảo sang phố Thống Nhất để xem chọi gà vì ở đó có một nhà mới thường xuyên tổ chức chọi gà và rất nhiều người kéo đến xem. Vậy mà chỉ hơn 2 tiếng sau đó, có người hoảng hốt báo tin chồng tôi bị công an bắn chết. Vội vã chạy đến nơi, tôi thấy chồng đã nằm bất tỉnh, trên người đầy máu và hai tay đang bị khóa bằng còng số 8. Tôi như muốn ngất tại chỗ trước cảnh tượng đó”.Điều đáng nói là theo bà Lệ, khi đến nơi thấy chồng bà nằm bất tỉnh trên một tấm bạt và không hề thấy bóng dáng lực lượng công an, bà cũng không biết là ai đã khiến chồng mình ra nông nỗi như vậy rồi bỏ mặc, không đưa đi bệnh viện. Sau đó, bà Lệ được nhiều người dân giúp đỡ gọi một chiếc taxi và đưa ông Lợi đến bệnh viện nhưng đã quá muộn.
“Tôi có hỏi người dân có mặt ở hiện trường, ai cũng bảo công an đến bắt sới bạc, chồng tôi bỏ chạy và bị còng tay bắt lại. Vậy mà không hiểu sao ông ấy lại bị bắn chết”, bà Lệ đau đớn giãi bày.
Cùng trong tâm trạng đau đớn, chị Bùi Thu Trang (SN 1989) con gái ruột của nạn nhân, cho biết: “Khi vào viện, các bác sĩ nói bố tôi đã bị tử vong từ trước. Vết đạn đi từ bụng trái sang lá lách phải phân thành 4 lỗ, xuyên thủng phổi và lá lách. Đặc biệt trên mắt bố tôi có vết thâm đen do bị đánh. Sau khi khám nghiệm tử thi, tới 23h cùng ngày, thi thể của bố tôi được chuyển về để làm thủ tục mai táng theo phong tục địa phương”.
Chị Trang còn kể, khi xảy ra sự việc, do sự tắc trách của phía công an nên vô số người dân đã kéo đến đông nghịt tại hiện trường để yêu cầu làm rõ cái chết của ông Lợi.
Toàn cảnh khu vực xảy ra vụ đuổi bắt và nổ súng bắn chết ông Lợi
Qua tìm hiểu, người đã nổ súng bắn chết ông Lợi là Thượng sĩ Nguyễn Duy Tùng (SN 1989), là cán bộ công an thuộc đội hình sự của công an huyện Yên Thế (Bắc Giang), vào ngành từ tháng 9/2009. Sau khi xảy ra sự việc, phía công an huyện Yên Thế đã yêu cầu giải trình lại toàn bộ sự việc. Phía Bộ công an cũng đã có chỉ đạo phải làm rõ vai trò của ông Lợi, làm rõ về việc nổ súng gây chết người xem thực sự có phải do “cướp cò” hay không.
Mặt khác, trong quá trình thu thập thông tin về vụ việc, nhiều người dân ở phố Thống Nhất cho biết ở huyện Yên Thế có rất nhiều nơi tổ chức chọi gà và việc đánh bạc cũng có. Sới gà nơi xảy ra vụ việc ông Lợi bị bắn chết là của nhà anh Nguyễn Tiến Dương (SN 1971, ở phố Thống Nhất, Bố Hạ, Yên Thế, Bắc Giang) mới mở 3 tuần, còn vô số sới gà rải rác trong huyện đã tồn tại từ lâu nhưng chưa bị “sờ gáy”.
Sở dĩ có nhiều sới gà trong địa bàn huyện Yên Thế bởi lẽ nơi đây từ lâu đã nổi tiếng về thương hiệu “gà đồi” Yên Thế. Do có lợi thế về đồi bãi rộng lớn, có nhiều tán cây như vải thiều, bạch đàn che bóng mát nên người dân nơi đây đã phát triển mạnh việc nuôi gà. Nhiều gia đình còn tiến hành nuôi thêm cả giống gà chọi vừa để phục vụ nhu cầu thực phẩm đồng thời cũng bán cho những người có thú vui chơi gà chọi. Theo con số thống kê mới đây, huyện Yên Thế có tới gần 5 triệu con.
LÊ TÚ
Theo Infonet
-- Bắc Giang: Đình chỉ công tác Thượng sĩ công an bắn chết người khi phá sới bạc (DT).- Sự thật cảnh sát nổ súng trường gà, một người thiệt mạng (VietQ). - Sát phạt ở sới bạc và phát súng oan nghiệt (VTC). Tiếp xúc với PV, chị Trịnh Thị P. (SN 1971, ở Gia Lâm, Bố Hạ, Yên Thế, Bắc Giang) người chứng kiến sự việc kể lại: “Khoảng 16h ngày 10/12, tôi đang đứng nói chuyện cùng mấy người tại khu vực phố Gia Lâm thì thấy có lực lượng công an ập vào nhà của anh Nguyễn Tiến Dương (SN 1971) để bắt sới bạc.

Vào thời điểm đó, trong nhà anh Dương có khoảng 30 người đang tụ tập xem gà chọi và có hành vi đánh bạc”.

Lực lượng công an nhanh chóng ập vào nhà anh Dương. Ông Lợi bỏ chạy và bị một công an mặc thường phục đuổi bắt lại khi vừa chạy ra một bãi ruộng gần đó.

Sát phạt ở sới bạc và phát súng oan nghiệt
Khi được đưa đi cấp cứu, tay ông Lợi vẫn bị còng (Ảnh do gia đình nạn nhân cung cấp)

“Lúc ông Lợi bị bắt giữa bãi ruộng, người công an đã dùng còng số 8 còng tay ông Lợi lại. Bất ngờ tôi nghe thấy tiếng súng nổ và sau đó thấy công an khiêng anh Lợi lên bờ, người ông Lợi lúc này đầy máu. Ông Lợi được khẩn trương đưa đi cấp cứu. Lúc này ông Lợi có vẫn đang bị còng cả hai tay bằng còng số 8", bà Phương nhớ lại.

Ông Lợi đã tử vong tại bệnh viện do vết thương quá nặng. Theo kết luận của phòng khám đa khoa chất lượng cao Bố Hạ, ông Lợi tử vong do bị đạn bắn xuyên thủng màng phổi, thủng lá lách.

Vụ bắt sới bạc Bắc Giang: Con bạc chết khi tay bị còng?
Công an bắt sới gà, một con bạc bị bắn chết

.-Công an lại bắn chết dân tại Bố Hạ (Yên Thế, Bắc Giang) Chiều 10 tháng 12 năm 2012 đã xảy ra vụ Công an dùng súng bắn chết dân thường tại Thị trấn Bố Hạ huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang trong khi hơn 30 Công an đột kích vào sới gà và bắn súng bừa bãi.
Trong cơn hỗn loạn, một người dân là anh Bùi Văn Lợi bị trúng đạn K54 do Công an bắn ra. Viên đạn đi quá hiểm khiến anh Lợi chết tại chỗ.
Để xoa dịu dư luận và tránh một cuộc bạo động từng xảy ra trước đây tại tỉnh này khi Công an đánh chết một người dân, Công an tỉnh đã nhanh nhảu kết luận rằng súng cướp cò khi Công an bắn chỉ thiên nên gây ra cái chết của anh Lợi.

Qua điện thoại, một người dân quen biết gia đình nạn nhân cho biết: anh Lợi bị bắn một phát đạn K54, đường đạn đi xuyên từ ngực trái phía trước ra sườn phải phía sau, chiều đạn đi chéo từ trên xuống dưới, trước ra sau. Tầm bắn rất gần khiến ngực áo nạn nhân có ám khói súng, đồng thời đạn phá thủng một lỗ to bên sườn ở phía đạn đi ra. Như vậy hướng bắn là từ trên xuống dưới. Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với kết luận của Công an tỉnh là bắn chỉ thiên (tức là chĩa lên trời). Đạn đi từ trước ra phía sau chứng tỏ không phải nạn nhân bị bắn khi đang bỏ chạy. Nếu bỏ chạy thì nạn nhân phải bị bắn từ sau ra trước. Chính người này cho biết, ngay khi vào cuộc, Công an đã nổ súng thẳng vào đám đông, lúc anh Lợi bị đám đông xô ngã xuống thì vẫn bị một Công an rất trẻ tiến đến gần nổ súng thẳng vào ngực. Toàn bộ tiền vàng và nhiều tài sản có giá trị mà anh Lợi mang theo người đã biến mất.-Công an lại bắn chết dân tại Bố Hạ (Yên Thế, Bắc Giang) -

-Một con bạc tử vong vì súng công an bị cướp cò
(NLĐO) - Dù được đưa đi cấp cứu kịp thời sau phát súng cướp cò của công an nhưng ông Lợi không qua khỏi Chiều 11-12, đại tá Nguyễn Văn Chức, Chánh Văn phòng Công an tỉnh Bắc Giang cho biết: Vào hồi 16 giờ ngày 10-12, Công an huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang) đã bắt quả tang một vụ đánh bạc với hình thức cá cược chọi gà tại gia đình Nguyễn Tiến Dương (SN 1961 ở phố Thống Nhất, thị trấn Bố Hạ, huyện Yên Thế).

Tại đây, Công an huyện Yên Thế đã bắt 30 đối tượng đánh bạc, thu giữ tại hiện trường trên 22 triệu đồng, 25 điện thoại di động, 27 xe mô tô và 5 con gà chọi.

Theo TTXVN, trong quá trình bị lực lượng công an bắt giữ, ông Bùi Văn Lợi (SN 1967, trú ở khu phố Gia Lâm, thị trấn Bố Hạ), người tham gia sới bạc, đã bỏ chạy ra khu vực sân bóng của thị trấn Bố Hạ. Công an huyện Yên Thế đã tổ chức truy đuổi ông Lợi.

Khi đó, Thượng sĩ Nguyễn Duy Tùng (SN 1989), cán bộ Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội - Công an huyện Yên Thế đã sử dụng súng K54 để bắn chỉ thiên nhưng súng bị cướp cò khiến ông Lợi bị thương.

Các cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Yên Thế đã nhanh chóng đưa người bị thương vào Bệnh viện Đa khoa Bố Hạ để cấp cứu nhưng sau đó ông Lợi đã tử vong.

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, các cơ quan chức năng địa phương đã tổ chức khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi theo quy định của pháp luật. Đến 23 giờ 30 phút ngày 10-12 gia đình đã đến đưa thi thể ông Lợi về mai táng.

Cơ quan chức năng địa phương đang điều tra, xử lý vụ việc.
- Bắc Giang: Một con bạc tử vong vì súng công an bị cướp cò (NLĐ).  – Hải Phòng lập tổ công tác đặc biệt chống tội phạm (TTXVN).  – Ký ức về lực lượng SBC huyền thoại (VNN).
- Thấy gì từ Văn kiện Đại hội 18 ĐCS Trung Quốc? (I) (TQ).   – Trung Quốc là một trong những nước bất bình đẳng nhất thế giới (TN).

Tổng số lượt xem trang